Tại sao phải phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết?

Nước khoáng và nước tinh khiết

‘Nước nào mà chẳng là nước’; ‘Uống 2 lít nước mỗi ngày là tốt rồi, sao phải phân biệt’… là tâm lý chung của nhiều người. Tuy nhiên, nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau về nguồn gốc, quy trình sản xuất. Do đó có lợi ích khác nhau đối với sức khỏe con người.

1. Nguồn gốc nước khoáng và nước tinh khiết: Không phải đều là nước

Tại sao phải phân biệt nước khoáng với nước tinh khiết
Nguồn nước để sản xuất nước tinh khiết

Nước tinh khiết có thể lấy từ bất kỳ nguồn nước nào, như nước giếng, nước máy, nước sông…

Nguồn nước khoáng
Nguồn nước khoáng

Nước khoáng là nguồn nước tích tụ sâu trong lòng đất, lắng đọng cùng thời gian qua nhiều địa tầng và giàu khoáng chất. Chính vì vậy, nước khoáng thiên nhiên từ lâu được xem là một món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho loài người. Và để tìm được nguồn nước khoáng thì rất khó khăn và kỳ công. Do đó, nước khoáng thiên nhiên được xem là nguồn tài nguyên quan trọng. Các đơn vị khai thác loại nước này thường phải đóng thuế tài nguyên khoáng sản khá cao.

Ngoài giấy phép của Bộ Y Tế, việc khai thác nước khoáng còn cần phải có giấy phép Bộ Tài Nguyên Môi Trường và Hội Đồng Đánh Giá Trữ Lượng Quốc Gia. Nguồn nước để sản xuất nước khoáng phải đảm bảo ổn định lưu lượng & hàm lượng khoáng, không có vi sinh vật gây hại.

2. Quy trình khai thác nước khoáng và nước tinh khiết: Kẻ nhanh, người phức tạp

Xử lý nước
Xử lý nước

Ngày nay, công nghệ hiện đại giúp việc sản xuất nước tinh khiết trở nên đơn giản hơn. Theo đó, nước từ giếng khoan, hay nước máy được đưa vào thiết bị lọc tạp chất và khử mùi cũng như vi khuẩn, sau đó được đem đi đóng chai. Hiện có khá nhiều công đoạn xử lý bao gồm lọc thô, lọc bằng màng vi lọc, lọc RO, thanh trùng bằng tia UV & Ozone.

Nước khoáng phải được đóng chai tại nguồn với quy trình xử lý rất nghiêm ngặt
Nước khoáng phải được đóng chai tại nguồn với quy trình xử lý rất nghiêm ngặt

3. Giá trị: Nhiều khoáng chất hơn thì có lợi cho sức khoẻ hơn

Nước tinh khiết - Nước khoáng
Nước tinh khiết – Nước khoáng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong tình trạng bữa ăn hàng ngày của người Việt vẫn còn thiếu 30-50% khoáng chất cần thiết thì việc uống nước khoáng hàm lượng thấp (trên nhãn bao bì có ghi tổng chất rắn hòa tan TDS<500 mg/lít) là một trong những giải pháp bổ sung hiệu quả vì nước khoáng không những tốt mà còn an toàn để sử dụng mỗi ngày. Những thông tin về việc nước khoáng hàm lượng thấp gây ra sỏi thận đều là những lập luận không có cơ sở khoa học.

8 ly nước mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh
8 ly nước mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh